Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I, II , III

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận do Sở Xây dựng, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia hoạt động xây dựng. Đây là điều kiện bắt buộc để các tổ chức có thể thi công, đấu thầu và nghiệm thu công trình theo quy định.

TƯ VẤN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG HẠNG 1, 2, 3 UY TÍN

1. Giới thiệu

Bạn đang tìm kiếm dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước?

Bạn gặp khó khăn trong việc xin cấp chứng chỉ do chưa đủ điều kiện hoặc hồ sơ không hợp lệ?

Viện cán bộ xây dựng cam kết hỗ trợ nhanh chóng, chính xác, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

 

 

2. Cơ sở pháp lý

  • Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
  • Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
  • Nghị định 59/2015/NĐ-CP về điều kiện năng lực tổ chức xây dựng
  • Nghị định 42/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 17/2016/TT-BXD hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề
  • Thông tư 03/2016/TT-BXD về phân cấp công trình xây dựng
  • Nghị định 175/2024/NĐCP quy định chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành luật xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng.

3. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì?

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận do Sở Xây dựng, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia hoạt động xây dựng. Đây là điều kiện bắt buộc để các tổ chức có thể thi công, đấu thầu và nghiệm thu công trình theo quy định.

4. Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

Chứng chỉ năng lực xây dựng là điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đảm bảo tính hợp pháp khi tham gia các dự án.

5. Cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ

TT

Cơ quan cấp CCHN

1

Sở Xây dựng cấp hạng I, II, III

2

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp Hạng II,  III cho hội viên được kết nạp tối thiểu 3 tháng

3

Chứng chỉ hành nghề cấp mới có giá trị: 10 năm

6. Đối tượng cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng

Theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP, các đơn vị bắt buộc xin chứng chỉ năng lực bao gồm:

  • Khảo sát xây dựng: Khảo sát địa chất, địa hình
  • Thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình: Dân dụng và công nghiệp, Giao thông, Hạ tầng kỹ thuật, Nông nghiệp và phát triển nông thôn….
  • Lập quy hoạch xây dựng
  • Giám sát thi công công trình: Dân dụng và công nghiệp, Giao thông, Hạ tầng kỹ thuật, Nông nghiệp và phát triển nông thôn….
  • Quản lý dự án đầu tư xây dựng: Dân dụng và công nghiệp, Giao thông, Hạ tầng kỹ thuật, Nông nghiệp và phát triển nông thôn….
  • Thi công xây dựng công trình: Dân dụng và công nghiệp, Giao thông, Hạ tầng kỹ thuật, Nông nghiệp và phát triển nông thôn….

7. Đối tượng không cần xin chứng chỉ

  • Thiết kế, thẩm tra thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng.
  • Cung cấp dịch vụ kiến trúc theo quy định pháp luật.
  • Quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực.
  • Tư vấn thiết kế, thẩm định, giám sát, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Thiết kế, thẩm tra, giám sát, thi công hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc.
  • Thi công, giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ, hoàn thiện công trình (trát, ốp lát, sơn, lắp cửa…) không ảnh hưởng kết cấu chịu lực.
  • Hoạt động xây dựng liên quan đến nhà ở riêng lẻ, công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng, đường cáp tín hiệu viễn thông.

8. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ
  • Đội ngũ nhân sự chủ chốt có hợp đồng lao động và chứng chỉ hành nghề phù hợp, cán bộ chủ chốt đóng bảo hiểm tại công ty
  • Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực máy móc, phòng LAB (đối với lĩnh vực khảo sát địa chất) Thiết kế ( có phần mềm TK)

9. Các hạng chứng chỉ năng lực xây dựng

Hạng 1:

  • Có ít nhất 1 hợp đồng công trình hạng 1 hoặc 2 hợp đồng hạng 2
  • Đội ngũ nhân sự chủ chốt có chứng chỉ hành nghề phù hợp

Hạng 2:

  • Có ít nhất 1 hợp đồng công trình hạng 2 hoặc 2 hợp đồng hạng 3
  • Đáp ứng điều kiện về nhân sự và quy mô công trình

Hạng 3:

  • Có đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề
  • Đội ngũ nhân sự có chứng chỉ hành nghề phù hợp

Lưu ý: Dùng công trình 10 năm trở lại đây

10. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ (theo mẫu)
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu công trình
  • Danh sách nhân sự chủ chốt có chứng chỉ hành nghề
  • Danh sách công nhân kỹ thuật và trang thiết bị máy móc

11. Quy trình tư vấn tại Viện đào tạo cán bộ xây dựng

Bước 1: Đánh giá tính khả thi và xếp hạng chứng chỉ năng lực

Bước 2: Hướng dẫn khách hàng kê khai hồ sơ, chuẩn bị thủ tục

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và nộp lên cơ quan thẩm quyền

Bước 4: Nhận chứng chỉ và bàn giao tận tay khách hàng

Vì sao chọn Viện đào tạo cán bộ xây dựng?

Rút ngắn thời gian: Xử lý hồ sơ nhanh chóng, tiết kiệm công sức và chi phí.

Tự vấn chuyên sâu: Cam kết địa chỉ uy tín, đáp ứng đúng quy định pháp luật.

Đội ngũ chuyên nghiệp: Hỗ trợ 24/7 bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Chi phí hợp lý: Tránh khâu trung gian, bảo đảm giá tốt nhất cho khách hàng.

📞 Liên hệ ngay hotline: Minh Hằng 0984.313.353 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất!

23/04/2025
0984.313.353